#11: Đi YSEALI PFP với mình không? (P2)

Oh hi, I didn’t see you there 🤓 Lại là Cony của mọi người đây

Tiếp nối với phần 1 của chiếc post thông tin cơ bản về YSEALI PFP của Cony- may mắn là được các bạn đón nhận, mình viết tiếp phần 2 này- phần cuối của quá trình chuẩn bị trước chuyến đi. Sau post này của Cony sẽ là những những trải nghiệm của bản thân ở Hoa Kỳ ✨✨

I. Xác nhận tham gia

Sau khi nhận được tin báo trở thành Finalist, việc Cony cần làm ngay là xác nhận sẽ tham gia YSEALI PFP Cycle 1 (Tháng 6-7/ 2022) và upload passport, chứng nhận tiêm chủng Covid, và trả lời một số các câu hỏi thêm trên hệ thống của American Council https://ais.americancouncils.org/ysealifinalists Tụi mình có hơn 2 tuần để làm việc này.

Các câu hỏi tương đối giống với application, Cony chỉ cần trả lời ngắn gọn thôi, toàn copy paste lại từ application. Có câu hỏi về tổ chức và gia đình sẽ host mình, Cony lưu ý mọi người lưu tâm một chút vì tổ chức điều phối hoạt động của theme (theme Governance & Society là American Councils of Young Political Leaders- ACYPL) sẽ dựa vào đó để kết nối cho ứng viên tổ chức phù hợp sau này.

  • Your Professional Interests (100 words allowed);
  • Please describe specifically the professional goals you would like to achieve during your professional fellowship. (150 words allowed);
  • Please provide information on which professional topics, themes you want to be exposed while you are on the fellowship. This information will be used for your professional placement purposes and is important. Please be as detailed and informative as you can;
  • Please write a brief professional biography, written in third person, which would be used in program materials to tell others about you. This paragraph should include a short summary of your professional work, educational background, volunteer experience, and professional interests. (150 words allowed);
  • 3 Hobbies (100 words allowed)
  • Please provide any significant information which was not addressed in your YSEALI PFP application but is important to be shared either with your fellowship placement or host family. (70 words allowed)

Vì Cony có nói mong muốn làm cho một tổ chức làm về đối tượng người khuyết tật. Mọi sự thì mình để tùy duyên, ACYPL xếp vào đâu thì mình ngồi đó. Một số bạn khác thì nêu luôn các tổ chức họ muốn làm việc. Nếu các tổ chức này trong mạng lưới đối tác với YSEALI PFP thì dễ rồi, còn không thì ứng viên sẽ được xếp vào một tổ chức na ná.  

II. Kết nối

Sau khi hoàn thành các thủ tục xác nhận thì Cony chính thức bước vào công tác kết nối với các bạn khác ở Việt Nam, và trong theme của mình. Tụi mình được add vào trong facebook nhóm ở Việt Nam, và Cony có buổi virtual meeting đầu tiên với các bạn trong theme ngày 17/ 03/ 2022. Ngoài ra theme mình liên lạc với nhau qua Whatsapp, các bạn sẽ hỏi han nhau ở bang nào để tiện đi chơi với nhau. Riêng D.C thì có 3 bạn Việt Nam ở cùng nhau luôn. Thời điểm các fellow được thông báo kết nối với tổ chức host khác nhau, tùy vào agreement giữa tổ chức đó và bên điều phối. Nếu được báo sớm thì fellow có thời gian tìm hiểu tổ chức, và tìm hiểu khu vực mình sinh sống. Xui xui thì mãi sau này mới biết, ví dụ như một fellow Việt Nam đi cùng mình gần đi qua bên kia 1-2 ngày trước đó mới biết tổ chức host.

Các bạn điều phối thi thoảng hỏi han qua Whatsapp

Nói chung từ thời điểm này Cony tham gia liên miên các virtual meeting. Từ virtual meeting của riêng theme Governance and Society (> 20 bạn), tới toàn bộ chương trình YSEALI PFP (100 bạn), tới nhóm Mentor riêng với Alumni, và tổ chức host ở Hoa Kỳ. Cony khá chắc là mình không nhớ ai với ai ở các nước khác sau các buổi virtual meeting. Trong một cái pool rất nhiều người và nhiều cuộc gặp gỡ như vậy, Cony không có ép bản thân mình phải nhớ tất cả. Tuy nhiên, bản thân mình luôn tự nhắc phải lắng nghe nhiều nhất có thể, rồi tìm những thứ Cony thấy hứng thú và muốn tìm hiểu hơn ở người bên kia rồi sau đó sẽ tiếp tục kết nối.

Meeting đầu tiên với theme Governance and Society

Giờ Hoa Kỳ chênh 11 tiếng so với Việt Nam nên ban tổ chức sắp xếp các buổi meeting vào 19-20h tối Việt Nam- là buổi sáng ở Hoa Kỳ. Các anh, chị điều phối ở Việt Nam cũng rất cố gắng để tổ chức các buổi gặp gỡ offline và Cony rất rất biết ơn về điều này. Riêng với tổ chức host của Cony thì mình theo lịch của họ, nên có cái meeting lúc 3h sáng mờ con mắt 😪 😵

First meeting with APOC 3h sáng mặt siêu bóng dầu

Cony được kết nối với để làm việc với một Quỹ dành cho người tự kỷ tên là Autistic People of Colors (APOC) ở ngay tại D.C luôn. Mới nhớ ra sau blog này mình phải viết giới thiệu về bản thân để họ đăng lên website….mà mình vẫn chưa làm ahihihi

III. Khóa học Leading Change

Thật ra mục này cũng bé bé thôi nhưng Cony không rõ nên xếp vào đâu. Fellows tụi mình cũng có cơ hội tham gia khóa học online về Leadership, có 9 chủ đề khá hay của Dr. Deidre Combs. Một chủ đề nếu đọc không sót các tài liệu thì cũng mất 1 tuần. Bạn nào chăm thì 9 tuần là xong khóa online này và nhận chứng chỉ hoàn thành trước chuyến đi.

Mỗi tội Cony nhiều việc quá, mà Dr. Combs bảo tụi mình có 1 năm từ YSEALI PFP để học nên là… Cony để vạn sự tùy duyên ahihi tiếp 😅

IV. Hậu cần

Kiên nhẫn nhé các bạn của mình ơi, vì quá trình hơi chậm haha. Các anh, chị điều phối từ các cơ quan cũng bận rộn lắm nên mình thông cảm thôi. Đoạn hậu cần là những ngày Fellows tập chờ đợi. Chờ đợi trong hạnh phúc. Được cái mọi thứ là do anh, chị điều phối lo nên công việc chuẩn bị đến tay của mình cũng nhàn lắm rồi.

1. Xin visa

Fellows ở phía Bắc được chị Hạnh hướng dẫn cách đăng ký lịch xin visa J1. Loại visa của mình là Associate Business. Các bước điền visa ra làm sao mình để ở 2 link này:

https://bit.ly/3xaOY0l

https://bit.ly/3Q4sAOU

Quan trọng là thông tin trong tờ form DS-2019 thì tụi mình được chị Hạnh gửi bản scanned và đưa vào hôm đi xin visa. Cony mất cỡ 2 ngày là điền xong DS-160, vì họ hỏi nhiều lắm. Sau đó thì có email báo về hẹn đi làm visa luôn vào 1 tuần sau đó 1/6/2022.

Các ứng viên cứ theo lịch được sắp xếp trong email từ Lãnh sự quán để tới và làm thủ tục. Cony thấy thủ tục cũng đơn giản thôi, mang tính hình thức. Mình được hỏi 3 câu gồm: đang làm cái gì ở đâu, sẽ đi chương trình nào và ở bang nào, và ai là người trả tiền cho chuyến đi là được approve visa rồi. Sau phỏng vấn thì tụi mình đóng tiền dịch vụ EMS chuyển visa về nhà, 70k/ lượt. Mình nhận visa Mỹ đúng 2 ngày sau phỏng vấn.

Quá trình xin visa đã được bạn Hương, fellow với mình tài liệu hóa lại. Mình đã xin phép Hương để đăng vào blog mình:

Nay team 4 người mình đi pv visa khá nhẹ nhàng mn ạ, y chang các anh chị đi trc đã kể 😃. Mn mang theo giấy tờ như email hẹn lịch pv nha:

In sẵn email hẹn lịch pv (nếu quên có thể show email trên điện thoại)

DS 160

DS2019 (mn alo để lấy chỗ chị Hạnh, chị sẽ đợi ở tầng 2, ngay trước cửa chỗ pv visa, sau khi mình check in gửi đồ ở tầng 1 thì sẽ lên ngay chỗ đó). Nên đợi nhau nếu đi theo nhóm để chị đỡ phải chờ từng người nha.

Hộ chiếu

Ảnh 5×5 (01 cái)

Mang thêm CMTND/CCCD/…để an ninh giữ lại lúc gửi đồ (cái này nếu quên thì thấy cũng k sao lắm ^^)

Đi lần lượt qua từng cửa để làm thủ tục (sẽ được nhân viên hướng dẫn). Cửa cuối, như mình thì người pv cũng chỉ hỏi sơ sơ thông tin về chuyến đi rồi thông qua. Xong là mình qua chỗ chuyển phát EMS bên góc phòng để nộp phí gửi đồ.

2. Đồ mang theo

Cony ở D.C nên thời tiết tháng 6-7 cũng khá dễ chịu, nóng ban ngày, lạnh nhẹ buổi đêm. Vì Cony ở apartment mà cũng có máy giặt luôn nên Cony tính mang ít quần áo thôi, để thừa vali mà mang quà về Việt Nam. Các anh, chị alumni rất tốt bụng đã giúp chuẩn bị một file các thứ cần mang- dù cái này dành cho các bạn theme Civic Engagement nhưng mình thấy có nhiều thông tin rất hay. Mình để link ở đây: https://bit.ly/3zjNR1d

Về phần quà tặng, Cony thấy vụ này nên đầu tư chút. Nhưng cũng theo sức lực của bản thân (tiền bạc và thời gian) để phân bổ thôi. Theo file của alumni viết, và đối chiếu với thực tế thì Cony mang tặng các nhân vật sau:

  • APOC- host organization: Cony tặng mỗi người 1 con chuồn chuồn tre cỡ 12cm vì họ không có office nên Cony không tính mua quà gì trưng bày- shopee thẳng tiến
  • Beneficiary trong quá trình mình phỏng vấn: chuồn chuồn tre cỡ 7cm, coi như cảm ơn họ đã dành thời gian tiếp chuyện mình- shopee thẳng tiến
  • ACYPL: một con rồng tre để trưng bày ở văn phòng- shopee thẳng tiến
  • ACYPL representative ở bang D.C: chuồn chuồn tre cỡ 12cm- shopee thẳng tiến
  • Fellows các nước: cao sao vàng (mua nhiều nhiều tí vì nó rẻ và nhẹ)– mua ở Lazada có pack 50 hộp, Cony mua 2 packs

Với cả có một cái anh, chị alumni nhắc, đó là mang theo cardvisit của mình. May quá Cony có một hộp mà chưa có cơ hội dùng. Tới hôm gặp mặt mọi theme khác ở D.C thì Cony sẽ dùng để giới thiệu về mình.

Hết lước chấm

3. Nơi ở

Cony được xếp ở trong một cái apartment tên The Lansburgh với 1 Fellow khác cũng là người Việt Nam, email thông tin gửi vào mình ngày 1/6. Cony thấy căn hộ này khá trung tâm, đi đâu cũng tiện. Khi có thông tin rồi thì mình bắt đầu google map từ chỗ ở tới các địa điểm ở D.C, và các facilities có gì. 1 căn 2 phòng ngủ, 2 nhà tắm, gym và bể bơi included thì Cony thấy cũng ổn. Không chắc mình có được xếp ở kiểu này không, nhưng cũng gọi là xoàng xoàng của cái tòa apartment này rồi.

Hơi tiếc là Cony không có cơ hội được ở với host family để trải nghiệm đời sống của họ. Hi vọng trong chương trình tụi Cony sẽ được đến dining hoặc BBQ với một nhà nào đó.

4. Thuốc

Cony mang một số thuốc thông thường dễ mua phòng trường hợp trúng gió và khó tiêu thuây. Cái này thì tương đối đơn giản. Một số thuốc mình để hình bên dưới.

5. Xét nghiệm Covid

Đợt này Cony đi chuyện xét nghiệm test nhanh hay PCR Covid vẫn thay đổi theo từng tuần- theo lời chị Hạnh phía Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Các bạn điều phối team thì vẫn recommend chúng mình test PCR cho chắc chắn. Cony chọn Hồng Ngọc vì đã quen khám ở đó rồi. Một số địa điểm test PCR thì mình để ở link này: https://vn.usembassy.gov/vi/u-s-citizen-services-vi/covid-19-information-vi/list-of-covid-19-testing-locations-in-vietnam-vi/

V. Mình đã nhận ra và học được điều gì?

Lúc biết mình được làm cho APOC, Cony rất háo hức. Cony chưa có cơ hội được tiếp cận người tự kỷ ở Việt Nam, vì vậy trải nghiệm này sẽ hoàn toàn mới với bản thân mình. Bạn Lydia- người sẽ host mình ở APOC đang có dự án thiết kế bộ bài Tarot với hình vẽ là những người tự kỷ da màu, Châu Á, các dân tộc… Đây là một Dự án (cá nhân?) rất hay nên Cony muốn tìm hiểu lắm (và cũng mong bộ bài nhanh hoàn thiện để Lydia tặng mình một bộ haha 😂). Tuy nhiên, đời chưa chắc như mơ các bạn ơi…

APOC của mình thực chất là một nhóm core có 3 bạn đang làm part-time và không có văn phòng làm viêc, các bạn mỗi người ở một bang. Tức là Cony sẽ sang D.C và work from home 🙃 Hơi hụt hẫng tí, vì Cony đã không có host family đưa đi chơi rồi, chỉ mong có host organization có văn phòng thì mình sẽ có cơ hội làm thân với nhau, hiểu văn hóa lao động bên Mỹ. Biết tin, cảm giác như trẻ cơ nhỡ vậy. Ngày ngày làm research với cái laptop, chỉ khác là thay vì Hà Nội thì đổi gió ở D.C 😢

Nhưng mà, Cony đã học cách nhìn mọi việc theo hướng tích cực mọi người ơiiiii

  • Không có văn phòng thì mình có nhiều thời gian và cơ hội thăm thú địa điểm khác nhau
  • Cony cũng có thể hỏi Lydia nếu muốn đi chơi cùng vì bạn ấy ở D.C- sao tự nhiên mình lại thấy bạn ấy xa cách thế nhỉ?
  • Không đâu vui và an toàn bằng “Hải đảo tự thân”, hehe nên là tự đi chơi cũng rất thú vị
  • Nếu có “cô đơn” thật, thì mình được trải nghiệm sự cô đơn đó, bittersweet mà 😄
  • May quá mình cũng có tí thời gian gửi hồ sơ học Thạc sỹ, sau chuyến đi này cong đít lên mà làm.

Chủ Nhật tới đây 12/06 là Cony bay rồi. Nhìn lại vụ tài liệu hóa này vẫn thấy hơi sơ sài, ước gì mình viết được nhiều hơn. Nhưng mà thôi, sức người có hạn. Sau chương trình chắc Cony có nhiều trải nghiệm, khi đó đọc sẽ hay hơn- mình hi vọng vậy. Hẹn gặp lại mọi người, trên đất Mỹ, ở các post sau nhé 😘

Cony 🙏

Leave a comment