#11: Đi YSEALI PFP với mình không? (P1)

Chào mọi người, lại là mình đây- Cony lười viết blog của mọi người

Chiếc post gần nhất trên blog này của Cony là vào ngày 29/12/2020. Tức là đã hơn một năm mình không viết gì cả 😅 Một năm qua mình có cơ hội được sống cho bản thân mình nhiều hơn nên mình chọn im lặng và tận hưởng…. 😚

Gần đây Cony may mắn được chọn tham gia YSEALI Professional Fellows Program. Vậy là cuộc sống lại có thêm trải nghiệm, mình nghĩ nên nhân cơ hội này để lạch cạch gõ vài dòng. Cony đã nghĩ đến việc viết bài chia sẻ kinh nghiệm khi gửi hồ sơ cho chương trình, nhưng thực sự tới giờ Cony vẫn không hiểu vì sao mình được chọn 😂 Mà mỗi người có một câu chuyện riêng nên cũng khó để đưa mẫu số chung. Nên mình quyết định tóm tắt lại quá trình của mình, coi như “tài liệu hóa”- đúng với chuyên môn của mình. Cony sẽ chỉ chia sẻ hành trình của mình- mình đã làm những gì và làm như thế nào.

Cái thôi thúc mình viết trải nghiệm này đến từ tinh thần Pay it forward. Trong suốt hành trình, Cony đã may mắn được nhiều anh chị em bạn bè giúp đỡ. Cony nghĩ có thể ở ngoài kia có nhiều bạn đang tìm trợ giúp, và mình có thể chủ động giúp các bạn ấy, thì tại sao lại không? 🙏🙏🙏

I. YSEALI PFP là gì và yêu cầu ra sao?

Cony sẽ để link ở đây để mọi người tìm hiểu: https://www.ysealipfp.org/ Có bản rút gọn hơn thì mình sẽ đính kèm trong link này: https://shorturl.ae/4jctA

Túm cái váy lại, mình liệt kê ra vài chi tiết đủ hứng thú để bạn suy nghĩ đầu tư thời gian vào chương trình này:

  • Được tài trợ toàn phần đi Mỹ và suốt thời gian ở Mỹ;
  • Được dành 5 tuần làm việc cho một tổ chức/ cơ quan phù hợp với nguyện vọng;
  • Được kết nối với các ứng viên khác là những người đã đi làm từ 25-35 tuổi, thường là ở mức middle-level trong sự nghiệp;
  • Được kết nối với những cá nhân, tổ chức, cơ quan làm việc trong lĩnh vực bạn quan tâm;
  • Được HỌC, học rất nhiều để thấy mình thiếu quá nhiều

Như file giới thiệu các bạn đọc sẽ thấy ứng viên gửi hồ sơ qua nền tảng của American Council https://ais.americancouncils.org/ysealipfp Quá trình hoàn thiện hồ sơ, nếu mình nhớ không nhầm, là khoảng 1 tháng rưỡi. Với mình thì thời gian này khá đủ, nhưng cũng không thể đủng đỉnh gửi mọi thứ phút chót nên mình cứ làm dần dần trong suốt thời gian này.

Ngoài các phần thông tin bản thân thông thường, thì ứng viên sẽ chọn mảng mình muốn tham gia, xin thư giới thiệu và trả lời một số câu hỏi luận. YSEALI PFP 2022 có 4 mảng để các ứng viên lựa chọn tham gia, mình tham gia mảng Governance & Society. Câu hỏi luận mỗi năm mỗi khác (mình biết vì đây là lần thứ 2 mình apply), năm của mình có các câu hỏi như sau:

  1. What do you hope to gain from your participation in YSEALI PFP? How would it contribute to your professional development and long-term career goals? Please include in your answer how this relates to your chosen Institute theme for which you are applying. Maximum of 500 words allowed.
  2. Please describe one specific challenge or issue you encounter related to your work at home. What specific skills, knowledge, or resources do you hope to gain from the program that would help you address this challenge? Please include how this would impact your community and why it is important for your region and country. Maximum of 500 words allowed.
  3. An integral part of YSEALI PFP is the opportunity to design and implement a follow-on project that builds on what you learned in your fellowship placement in the U.S. and addresses a challenge in your home community. You would also have the opportunity to invite your U.S. placement host to your home region to support the implementation of your project in a reciprocal exchange. Please describe your follow-on project idea, including project goals, activities, possible stakeholders, and any other relevant details. Maximum of 500 words allowed.

Cùng với đó là câu hỏi ứng viên trả lời ngắn gọn:

  1. Have you ever lived with a host family? If YES, please describe at least one lesson learned from the experience. Maximum of 100 words allowed.
  2. Please write a brief professional biography, written in third person, which would be used in program materials to tell others about you. This paragraph should include a short summary of your professional work, educational background, volunteer experience, and professional interests. Maximum of 150 words allowed.
  3. Cultural exchange is an important aspect of YSEALI PFP and is facilitated throughout the program. Your experience may include sharing a meal or participating in a cultural activity with an American family, or living with a host family for all or part of your fellowship. Please describe your feelings about the cultural exchange component, including any concerns you may have about living with a host family. Maximum of 100 words allowed.
Hồ sơ Cony gửi chương trình. Các câu hỏi mình nên làm ra word để tiện count chữ và chỉnh chính tả

Cony đánh giá các câu hỏi vừa khó vừa dễ. Dễ bởi vì ở lứa tuổi gần 30 và 6 năm hơn đi làm thì cũng có hình dung chút chút về bản thân cũng như kế hoạch sự nghiệp rồi. Vì vậy, trong vòng 1 tháng rưỡi mình đủ khả năng phóng bút viết ra những gì trong đầu mình. Tuy nhiên, cái khó của YSEALI (và với các chương trình khác mình đã apply) là việc gom các ý lại để sắp xếp vào từng câu hỏi, tránh các câu trả lời trùng lặp với nhau. Việc này đòi hỏi kha khá thời gian với mình. Nếu hỏi mình có tự tin ở vòng đơn không thì có, mình vẫn tự tin, tại vì lần đầu apply dù trượt thì mình cũng vẫn qua được vòng đơn mà 🤣

Năm nay việc xin thư giới thiệu có phần khác năm đầu mình apply, đó là người giới thiệu phải tự tải thư giới thiệu lên nền tảng của American Council (trước đây người giới thiệu viết, và ứng viên có thể là người gửi). Chương trình yêu cầu thư giới thiệu từ 2 người công tác, làm việc thân cận với bạn (đồng nghiệp, quản lý, đối tác, …). Mình có nhờ bác Giám đốc viết hộ vì bác ấy lúc nào cũng nhiệt tình ủng hộ các nhân viên học hỏi thêm, và chị Cán bộ tài chính bên mình- đồng nghiệp cùng cấp để có cái nhìn đa chiều hơn về bản thân.

II. Background của Cony

Đây là Cony thời điểm gửi hồ sơ cho YSEALI PFP:

  • Công tác hơn 6 năm trong lĩnh vực Phát triển (Development);
  • Có kinh nghiệm điều phối các dự án cộng đồng;
  • Hiện đang làm công tác Giám sát & Đánh giá cho một tổ chức phát triển & cứu trợ;
  • Có một số các chứng chỉ như Quản lý Dự án, Giám sát & Đánh giá, Tài chính trong quản lý Dự án; và một số chứng chỉ hoàn thành cho các khóa học trong lĩnh vực Phát triển;
  • Mình quan tâm tới vấn đề (i) tiếp cận người khuyết tật, gắn kết họ vào các Dự án để đo lường & đánh giá, nhưng không gây tổn thương ngược cho họ, và (ii) quyền được tham gia các dịch vụ công của người khuyết tật trong đại dịch Covid-19 và sức khỏe tinh thần của người khuyết tật, để họ tự vững trong suốt thời gian dịch;
  • Ngoài giờ làm, Cony có tình nguyện tham gia dẫn các chương trình của Cà phê thứ Bảy; và kinh nghiệm làm thành viên cho CLB Go Green- Hành trình xanh (mặc dù lâu lắm rồi nhưng 6-7 năm hoạt động là điều mình luôn tự hào viết trong CV);
  • 💁‍♂️💁‍♂️💁‍♂️💁‍♂️💁‍♂️ Ngoài ra còn có rất rất rất nhiều lần tạch khi gửi hồ sơ xin học bổng và các chương trình trao đổi

Mình chọn Governance & Society. Thật ra cũng khá strategy vì mình biết mảng gần gần với mình hơn là “Civic Engagament”, nhưng Civic chắc chắn sẽ có nhiều hồ sơ 😆 Mảng Governance & Society này, theo chủ quan của bản thân mình, có vẻ dành cho các bạn làm nhà nước, hay các  bạn học và làm trong lĩnh vực luật, tuy nhiên vì có “Society” nên mình cũng mạnh dạn gửi hồ sơ thôi. Và vì công việc của mình liên quan nhiều tới mảng accountability-  đảm bảo thông tin được thông suốt giữa các stakeholders trong dự án, nên Cony thấy cũng không có chệch so với theme.

III. Quá trình phỏng vấn

Ngày 29/12/2021, Cony nhận được thư thông báo qua vòng 1 để vào phỏng vấn- như vậy anh, chị điều phối chương trình sẽ process đơn trong thời gian 6 tuần. Mình có hơn 2 tuần để chuẩn bị phỏng vấn (ngày 20/01/2022). Đợt đó mình dành thời gian nói chuyện với Kin về kinh nghiệm phỏng vấn, tự tâp trả lời ngắn gọn các câu hỏi trong application form, và cập nhật tin tức về tình hình thế giới và vấn đề người khuyết tật trong thời điểm covid. Cũng nhờ nói chuyện với Kin, Cony hiểu YSEALI PFP là một chương trình trao đổi- vì vậy các ứng viên cần thể hiện được khả năng trao đổi kỹ năng & kinh nghiệm, cũng như có tổ chức đứng sau hoặc nền tảng vững để sẵn sàng host lại tổ chức bên Mỹ và thực hiện dự án nêu trong application form nếu có cơ hội. 

Email báo phỏng vấn. Trong email sẽ nói rõ phỏng vấn trong 15′

Cony thấy thời gian 2 tuần chuẩn bị cho phỏng vấn là đủ, thậm chí thừa. Ngoài lề xí, đợt đó mình còn đi date xong tranh thủ hỏi bạn date đang học tarot rút bài cho để xem tình hình phỏng vấn thế nào. Mỗi tội bạn ấy bảo Cony tạch. Và tất nhiên là bọn mình không có buổi hẹn thứ 2 😂😂

Buổi phỏng vấn diễn ra trong vòng 15’ như email có nói. Có 6 anh chị (thì phải?) phỏng vấn Cony (từ các cơ quan American Council, CECEM, Đại sứ quán, anh Hưng điều phối, ACYPL- tổ chức điều phối team Governance & Society)  nên tốc độ hỏi rất nhanh làm mình hơi choáng. Các câu hỏi đều xoay quanh application form của mình thôi, thế nên rất nhấn mạnh các  bạn có đang đọc blog của mình nếu được vào vòng phỏng vấn, cứ cày lại các câu hỏi application và tìm điểm nào chưa rõ ràng để tập trả lời. Nghĩ lại, mình thấy chuyện tập dượt ở nhà giúp mình rất nhiều trong việc học cách rút ngắn lại câu trả lời để đúng trọng tâm vì 15’ phỏng vấn rất nhanh nên các câu trả lời cần ngắn gọn và sharp. Cony kết thúc phỏng vấn trong 13’, và có hơn 1’ để cảm ơn cảm thán anh, chị đã dành thời gian để nói chuyện với mình 😤 Phỏng vấn xong vẫn không hiểu chuyện gì vừa xảy ra 😅

Sau đoạn phỏng vấn này là khoảng thời gian chờ tiếp tới lúc có kết quả. Và tin Cony đi, sau này còn chờ nhiều nữa haha. Ngày 17/03 mình nhận được email thông báo được lựa chọn. Lúc đó là cuối tuần, bảnh mắt ra đã lướt facebook thấy chị Diệu Anh được lựa chọn, không hiểu đầu óc lúc đó làm sao lại nghĩ “À thế chắc mình cũng chuẩn bị có email chúc mừng rồi”, nên lại ngủ tiếp 🤭 Sau đó cỡ 1 tiếng mở email mới định thần được mình được chọn, nhưng cũng thấy hơi kì kì vì không hiểu lý do- “chắc anh, chị có sự nhẫm lẫn”.

Email kết quả nó thế này

IV. Mình đã hiểu và học được gì?

Một lần nữa, Cony lại càng tin chuyện đạt học bổng hay không có yếu tố “duyên” trong đó. Dù yếu tố này đóng vai trò nhỏ nhỏ thôi, cỡ 2%… nhưng 98 thì không phải 100. Nói qua nói lại, trong mình vẫn có sự tự tin nhất định với những trải nghiệm và kinh nghiệm vốn có của bản thân. Nhưng Cony học cách nhìn mọi chuyện nhẹ nhàng nếu có thất bại, vì “duyên” mà, nó đến thì mình đón nhận.

Trong một lần virtual meeting với các Fellows khác, Cony bảo mình gửi hồ sơ tại lúc đó “rảnh”. Lúc đó rảnh thật vì các Dự án ở chỗ làm đang gần kết thúc rồi, muốn viết lách gì đó. Tính là không định gửi hồ sơ vì Cony đã trượt 2 lần YSEALI Academics Program, và 1 lần YSEALI Professional Fellows Program- nghĩ “Thôi nước Mỹ không dành cho mình”. Rồi Cony vẫn làm, lấy luôn cái proposal mình vừa xây dựng đem vào bài luận, chỉ có mong muốn duy nhất là giúp các bạn khuyết tật, và niềm tin luôn có Bụt ở bên (lúc đó tham gia thiền ở Xóm Trăng một thời gian nên bắt đầu gửi niềm tin nơi Bụt rồi).

Cuối cùng thì “duyên” lại tới 😊

Có một khoảng thời gian dài sau đó chờ đợi các công tác tổ chức từ chương trình thì Cony vẫn chưa định hình chuyện được chọn, mình cứ thấy kì kì. Mà càng gần tới lúc đi phải chuẩn bị nhiều, thì Cony mới bắt đầu hình dung ra được vấn đề. Các post sau của mình sẽ nói nốt việc chuẩn bị trước khi đi, trước khi chúng ta sang tới đoạn mình ở Mỹ.

Vậy nha, hẹn sớm gặp lại mọi người

À chỉ muốn nhắn các bạn- những người đã dành cả thanh xuân đi “săn” các học bổng như mình, và đã thất bại kha khá như Cony, mình nhận ra “Học bổng” là một tấm áo quá to và rằng bản thân đã nhìn nhận nó thật hào nhoáng. Thật ra chuyện được học bổng nên được coi là cột mốc, và cột mốc này sẽ đưa mình tới đích thuận lợi hơn mà thôi.  Còn không thì mình vẫn có nhiều con đường để đi tới đích. Vui lên các bạn 🤗

Cony

One thought on “#11: Đi YSEALI PFP với mình không? (P1)

  1. Chúc mừng ông nha ❤ Hãy viết thật nhiều về nước Mỹ trong chuyến đi sắp tới nhá 😉 Chúc ông có hành trình trải nghiệm thật đáng nhớ

    Like

Leave a comment